Năm 2023, huyện Tây Giang xây dựng mô hình điểm về phát triển du lịch xanh. Để xây dựng và phát triển điểm mô hình huyện sẽ chọn thôn Ta Lang, Pơr’ning, Làng du lịch sinh thái Di sản Pơmu, Homestay Lộc Trời, thôn văn hóa, sinh thái, cộng đồng Aur để xây dựng mô hình du lịch xanh kiễu mẫu theo Bộ tiêu chí du lịch xanh của các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện.

Thôn Aur, xã A vương
Tây Giang là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam với độ cao từ 500m - 2050m so với mực nước biển, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mát mẻ quanh năm, độ che phủ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nguyên sinh trên 70% diện tích tự nhiên. Đặc biệt, Tây Giang còn bảo tồn rất tốt các khu rừng di sản với hơn 1.598 cây đã được công nhận là cây di sản Việt Nam, nhiều cây trên một nghìn năm tuổi, hiện có số lượng quần thể cây Di sản lớn nhất Đông Nam Á, hệ giá trị động-thực vật, sông, suối, thác ghềnh rất nhiều, các cây dược liệu bản địa mang giá trị kinh tế cao như Đảng sâm, Ba kích tím, Bảy lá một hoa, Cam tuyết Tây Giang … rất đa dang, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp nhân văn của người Cơtu rất phong phú được bảo tồn nguyên vẹn. Đây là lợi thế lớn để phát triển du lịch xanh ở Tây Giang trong thời gian đến.
Việc phát triển du lịch xanh sẽ đóng góp quan trọng cho phát triển chung của huyện nhà, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy tốt các giá trị về văn hóa bản địa, lịch sử, di tích, danh lam, thắng cảnh của địa phương, đặc biệt “Văn hóa làng, Văn hóa giữ rừng” của người Cơtu..
Có thể thấy từ những lợi ích to lớn trong việc phát triển du lịch xanh, Tây Giang phấn đấu hằng năm xây dựng ít nhất 01 mô hình kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí du lịch xanh của Quảng Nam, đến năm 2025 xây dựng khoảng 10 mô hình du lịch xanh tại các điểm, làng du lịch trên địa bàn.